Những yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng với ứng viên

Một trong những yếu điểm của sinh viên Việt Nam là sự “ù lì” từ đó dẫn đến việc thiếu đi kinh nghiệm thực tế.
1. Kiến thức “thật”

Rất nhiều sinh viên hiện nay có quan niệm sai lầm rằng bằng cấp không quan trọng, và kiến thức trên nhà trường chỉ là lý thuyết suông. Vì vậy các bạn thường xuyên lơ là việc học hành, nếu không muốn nói là “học cho có” và dành thời gian học để tận hưởng tuổi trẻ một cách quá đà.

Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm và nó đang “giết chết tuổi trẻ của bạn”. Điều này được chứng minh thực tế bằng việc hiện nay trên các trang thông tin tuyển dụng vẫn nhan nhản những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên về bằng cấp. Một tấm bằng khá giỏi chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn một tấm bằng trung bình đối với sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm.

Hiển nhiên không một công ty nào muốn tuyển những sinh viên sở hữu tấm bằng đại học với số điểm “tồi”. Tuy nó không thể hiện được chính xác khả năng của bạn nhưng tin tôi đi, chỉ là ít hay nhiều, sẽ có nhà tuyển dụng dựa vào yếu tố này để đánh giá mức độ phù hợp với công việc của bạn.

Vì vậy bạn không tội gì lại đánh mất cơ hội tiếp thu kiến thức của mình để vùi đầu vào những cuộc chơi “bất cứ lúc nào cũng có thể diễn ra”. Hãy tận dụng thời gian ngồi trên ghế nhà trường để học tập hết khả năng của mình, lĩnh hội kiến thức, lưu ý là kiến thức “thật”- Những thứ đi vào đầu, không phải những thứ “tai này lọt tai kia” như các bạn vẫn thường học, để khi ra trường bạn sẽ không hối tiếc vì đã “học trọn vẹn” trong năng lực của mình.

2. Đừng “bỏ lơ” kỹ năng mềm

Không sai khi nói kỹ năng mềm là thiên chất bẩm sinh, tuy nhiên nó chỉ đúng với rất ít số người trên thế giới và đa số còn lại có được lỹ năng mềm tốt đều do học học hỏi từ môi trường bên ngoài. Nếu bạn là một sinh viên sắp ra trường và chưa trang bị cho mình bất cứ kỹ năng mềm nào thì đây là một cảnh báo giành cho bạn. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên ngày càng cao và hiển nhiên kỹ năng mềm là một trong những đòi hỏi đến từ nhà tuyển dụng.

Vậy kỹ năng mềm là gì mà lại quan trọng đến thế? Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người.

Kĩ năng mềm chính là lợi thế của nhiều người nhưng cũng là bất lợi của số đông còn lại. Một CV đẹp sẽ thu hút các nhà tuyển dụng ở vòng nộp hồ sơ, nhưng 75% họ có quyết định nhận bạn vào hay không chính là nằm ở những ấn tượng bạn tạo ra cho họ ở vòng phỏng vấn, mà để làm tốt điều đó thì bạn cần rất nhiều kĩ năng mềm.

Vậy bạn có thể học hỏi kỹ năng mềm ở đâu? Hiện nay có rất nhiều môi trường cho bạn rèn luyện, ví dụ như trường Đại học với những hoạt động ngoại khóa, bài tập nhóm, bài tập thuyết trình, hay những công việc làm thêm không những đem lại cho bạn kinh nghiệm thực tế mà còn rất nhiều kĩ năng xã hội quan trọng.

Ngoài ra quãng thời gian ngồi trên giảng đường là cơ hội tuyệt vời để mở rộng quan hệ. Nhưng rất nhiều bạn sinh viên không chú ý đến việc tạo dựng các mối quan hệ ngay khi ở trên ghế nhà trường. Những mối quan hệ tốt đẹp bạn xây dựng lúc này sẽ mở rộng nhiều cơ hội tương lai cho bạn. Nếu bạn có thiện cảm tốt từ một giáo sư, bạn sẽ có thêm rất nhiều kĩ năng chuyên môn và lời giới thiệu… Tất cả những người bạn gặp bây giờ, đều có thể trở thành đồng nghiệp hay ông chủ tương lai của bạn.

Nhà tuyển dụng cũng luôn đánh giá cao phần thông tin tham chiếu trong CV của bạn, đó chính là những nhận xét đánh giá tích cực về bạn từ những người có tiếng nói đã tiếp xúc và làm việc với bạn, mà để có điều đó, mạng lưới quan hệ là điều không thể thiếu.

3. Kinh nghiệm luôn được đánh giá cao

Một trong những yếu điểm của sinh viên Việt Nam là sự “ù lì” từ đó dẫn đến việc thiếu đi kinh nghiệm thực tế. Môi trường làm việc có rất nhiều khác biệt so với môi trường trong sách vở, bạn sẽ tự tin hơn nếu như bạn đã tng trải nghiệm và quen thuộc với nó.

Điều này cũng gây thiện cảm với nhà tuyển dụng hơn vì họ sẽ mất ít công sức đào tạo bạn. Việc tập tiếp xúc sớm với xã hội không chỉ giúp bạn có thêm kĩ năng mềm mà còn tăng thêm cả về kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể tham gia hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, câu lạc bộ, đi làm thêm.

Tuy nhiên, không phải vùi đầu vào công việc là tốt “100%”. Trên thực tế có rất nhiều những bạn trẻ lựa chọn những định hướng không đúng đắn như việc làm quá nhiều công việc không đúng chuyên ngành. Tất niên điều này không sai vì nó sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm riêng. Nhưng trái lại nó sẽ cướp đi của bạn khá nhiều thời gian và không làm gia tăng thêm kinh nghiệm ở mảng chuyên môn của mình. Vì vậy, các bạn sinh viên nên chọn những hoạt động phù hợp với công việc định hướng của mình.

Những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên ngày càng cao, đòi hỏi các bạn phải luôn cố gắng “100% công lực tuổi trẻ” của mình để học tập, rèn luyện và tích góp kinh nghiệm. Hỡi các bạn sinh viên sắp ra trường, hai chữ “thất nghiệp” sẽ không xa đâu nếu bạn tiếp tục lười biếng trong chiếc “vỏ kén” của mình. Đừng chờ đợi và hãy hành động trước khi quá muộn để ngay khi ra trường bạn sẽ tìm được một công việc ưng ý và phù hợp với bản thân.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *